CHNG III K TON THU I K ton

  • Slides: 34
Download presentation
CHƯƠNG III KẾ TOÁN THUẾ

CHƯƠNG III KẾ TOÁN THUẾ

I. Kế toán thuế GTGT (Value Added Tax - VAT) 1. Tổng quan về

I. Kế toán thuế GTGT (Value Added Tax - VAT) 1. Tổng quan về thuế GTGT � Khái niệm: thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. � Đối tượng tính thuế GTGT: là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam � Đối tượng nộp thuế GTGT: là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam

� Căn cứ tính thuế GTGT: giá tính thuế và thuế suất Giá tính

� Căn cứ tính thuế GTGT: giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuế: + Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở SXKD bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT; + Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. + Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Các trường hợp khác tham khảo tài liệu

Chú ý: � Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ quy

Chú ý: � Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. � Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn. � Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo là tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.

Ví dụ: : Cơ sở A sản xuất vàng mã, hàng mã, giá bán

Ví dụ: : Cơ sở A sản xuất vàng mã, hàng mã, giá bán chưa thuế TTĐB, chưa thuế GTGT của lô hàng mã là 10. 000đ, thuế TTĐB hàng mã là 70%, thuế GTGT là 10%. Giá tính thuế GTGT của lô hàng này là: 10. 000 + 10. 000 * 70% = 17. 000 đ.

Ví dụ 2: Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Ví dụ 2: Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y được Nhà nước cho thuê 500. 000 m 2 đất trong thời gian 50 năm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thuê. Giá cho thuê đất là 60. 000đ/m 2/năm. Sau khi đầu tư hạ tầng, Công ty Y cho công ty Z thuê 5. 000 m 2 trong 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất, giá thuê đất chưa có thuế GTGT là 200. 000đ/m 2/năm. Công ty Z trả tiền thuê hạ tầng một năm một lần Giá tính thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng một năm là: (5. 000 m 2 * 200. 000đ) – (5. 000 m 2 * 60. 000đ) = 700. 000 đ Thuế GTGT là: 700. 000 * 10% = 70. 000đ Giá thuê hạ tầng có thuế GTGT là: (5. 000 m 2 * 200. 000đ) + 70. 000 = 1. 070. 000 đ

Mức thuế suất thuế GTGT + Mức thuế suất 0% : đối với hàng

Mức thuế suất thuế GTGT + Mức thuế suất 0% : đối với hàng hoá xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình của doanh nghiệp chế xuất + Mức thuế suất 5%: hàng hóa dịch vụ thiết yếu cho đời sống xã hội, nguyên liệu và các phương tiện phục vụ trực tiếp cho sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, … + Mức thuế suất 10%: áp dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ thông thường và các hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, không nằm trong diện chịu các mức thuế suất 0% hoặc 5%.

� Phương pháp tính thuế a. Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế phải

� Phương pháp tính thuế a. Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Giá tính thuế của HH, DV bán ra x Thuế suất thuế GTGT của HH, DV Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu.

Ví dụ: Công ty thương mại Z, trong kỳ tính thuế có các số

Ví dụ: Công ty thương mại Z, trong kỳ tính thuế có các số liệu như sau: Mua 12. 000 sp X của một cơ sở sản xuất với giá chưa thuế GTGT 80. 000đ/sp. Bán 10. 000 sp X cho cửa hàng bách hoá với giá chưa thuế GTGT 100. 000đ/sp. Tính thuế GTGT phải nộp vào cuối kỳ của Công ty thương mại Z, biết rằng thuế suất thuế GTGT là 10%

Mua 12. 000 sp X, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: 12.

Mua 12. 000 sp X, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: 12. 000 sp x 80. 000đ/sp x 10% = 96. 000 Bán 10. 000 sp X cho cửa hàng bách hoá, thuế GTGT đầu ra là: 10. 000 sp x 100. 000đ/sp x 10% = 100. 000 Vậy, thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 100. 000 – 96. 000 = 4. 000

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng không

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng không chịu thuế GTGT và mặt hàng chịu thuế GTGT có chi phí mua một số loại nguyên vật liệu dùng chung cho sản xuất 2 loại sản phẩm này với giá mua chưa thuế là 200. 000đ, thuế GTGT 10%. Doanh số bán chưa có thuế GTGT hàng hoá chịu thuế GTGT là 80. 000đ, doanh số bán của hàng hoá không chịu thuế GTGT là 320. 000. Tính thuế GTGT phải nộp vào cuối kỳ của doanh nghiệp.

� Nếu DN không hạch toán riêng được vật tư dùng cho sản xuất

� Nếu DN không hạch toán riêng được vật tư dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm là bao nhiêu thì thuế đầu vào của vật tư này được tính khấu trừ như sau: Xác định tỷ lệ doanh số hàng hoá chịu thuế GTGT trên tổng doanh số hàng bán ra: 80. 000/400. 000= 20%. Thuế đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ này là: 20. 000 x 20% = 4. 000 đồng

� Nếu doanh nghiệp hạch toán riêng được vật tư dùng cho sản xuất

� Nếu doanh nghiệp hạch toán riêng được vật tư dùng cho sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT là 50. 000, vật tư dùng cho sản xuất mặt hàng không chịu thuế GTGT (đạn súng) là 150. 000 thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: 50. 000 x 10% = 5. 000

� Phương pháp tính thuế b. Phương pháp tính thuế trực tiếp: Số thuế

� Phương pháp tính thuế b. Phương pháp tính thuế trực tiếp: Số thuế phải nộp = GTGT của HHDV x Doanh số của HH, DV bán ra Thuế suất thuế GTGT của HH, DV - Giá vốn của HH, DV bán ra Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. Kê khai, nộp và hoàn thuế GTGT (tham khảo tài liệu)

Ví dụ: Một cơ sở X sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được

Ví dụ: Một cơ sở X sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số bán là 50. 000, giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm trên là 20. 000 đồng, thuế suất thuế GTGT của hàng gỗ là 10%. Thuế GTGT cơ sở X phải nộp được tính như sau: GTGT của sản phẩm bán ra: 50. 000 – 20. 000 = 30. 000 Thuế GTGT phải nộp: 30. 000 x 10% = 3. 000 đồng

2. Phương pháp Kế toán thuế GTGT 2. 1. Nguyên tắc hạch toán đối

2. Phương pháp Kế toán thuế GTGT 2. 1. Nguyên tắc hạch toán đối với phương pháp nộp thuế GTGT khấu trừ - Khi mua tài sản dịch vụ, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT (liên 2 - dành cho người mua) để hạch toán thuế GTGT đầu vào. - Khi bán hàng hoá dịch vụ, kế toán lập hoá đơn theo mẫu hoá đơn GTGT và ghi rõ thuế GTGT phải nộp trên hoá đơn. Căn cứ vào hoá đơn (liên 1 dành cho người bán) đế hạch toán thuế GTGT đầu ra. Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

� Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1: Số thuế GTGT

� Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào thì chênh lệch cuối tháng là số thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp phải nộp vào đầu tháng sau cho cơ quan thuế. Ví dụ: Tổng thuế GTGT đầu ra trong tháng là 200 triệu đồng, tổng thuế GTGT đầu vào trong tháng là 150 triệu đồng, thì số thuế GTGT mà doanh nghiệp còn phải nộp vào đầu tháng sau là 50 triệu đồng. - Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào, thì chênh lệch cuối tháng là số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ vào tháng sau khi tính thuế. Trong trường hợp DN có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra liên tục trong 3 tháng, thì DN sẽ lập hồ sơ để hoàn thuế đầu vào theo quy định của luật thuế. Ví dụ: Tổng thuế GTGT đầu ra trong tháng là 90 triệu đồng, tổng thuế GTGT đầu vào trong tháng là 100 triệu đồng, thì số thuế GTGT mà doanh nghiệp còn được khấu trừ vào tháng sau là 10 triệu đồng. Tháng này doanh nghiệp không nộp thuế.

2. 2. Chứng từ hạch toán - Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông

2. 2. Chứng từ hạch toán - Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường. Phiếu thu, phiếu chi Giấy báo nợ, giấy báo có Các chứng từ khác có liên quan. .

2. 3. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 133 ‘Thuế GTGT được khấu

2. 3. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 133 ‘Thuế GTGT được khấu trừ’ : phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn lại được khấu trừ. TK 133 có 2 tài khoản cấp 2 : + TK 1331 - thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ + TK 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ Nợ TK 133 SDĐK: Số thuế GTGT chưa được khấu trừ, hoàn lại đầu kỳ. SPS: Số thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại SDCK: Số thuế GTGT chưa được khấu trừ, hoàn lại đầu kỳ. Có SPS: Số thuế GTGT đã được khấu trừ, hoàn lại.

Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp Nợ TK 3331 SDĐK: Số thuế

Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp Nợ TK 3331 SDĐK: Số thuế GTGT nộp thừa đầu kỳ SPS: + Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã nộp cho Nhà nước + Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại SDCK: Số thuế GTGT nộp thừa cuối kỳ Có SDĐK: Số thuế GTGT phải nộp đầu kỳ SPS: + Thuế GTGT đầu ra + Thuế GTGT của hàng nhập khẩu SDCK: Thuế GTGT phải nộp cuối kỳ

2. 4. Phương pháp kế toán Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương

2. 4. Phương pháp kế toán Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Đối với thuế GTGT đầu vào 331, 112 152, 153, 156, 211, 627 Trị giá mua Tổng giá 133 thanh toán Thuế GTGT đầu vào 33312 Thuế GTGT của HH nhập khẩu 331, 111… Giảm thuế GTGT đầu vào do hàng trả lại, giảm giá 33311 Khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra 111, 112 Được hoàn thuế 142, 632 Phân bổ thuế GTGT đầu vào cho các đối tượng không chịu thuế theo PP khấu trừ thuế

Đối với thuế GTGT đầu ra 511, 515, 711 531, 532 Giá bán chưa

Đối với thuế GTGT đầu ra 511, 515, 711 531, 532 Giá bán chưa có thuế GTGT 33311 133 Khấu trừ thuế GTGT đầu vào 111, 112 Nộp thuế 711 Khoản được giảm thuế 111, 112, 131 Tổng giá trị thanh toán Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Ví dụ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Ví dụ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 1/ Mua hàng hoá nhập kho giá gốc 10. 000đ, thuế GTGT phải nộp 10%. Tiền chưa thanh toán. 2/ Mua TSCĐ giá gốc 20. 000đ, thuế GTGT phải nộp 5%, trả bằng TGNH. 3/ Nhập khẩu một số công cụ trị giá 400 USD, thuế suất thuế nhập khẩu 2%, thuế suất GTGT 5%. TGGD thanh toán 16. 000 VND/USD. Tiền chưa thanh toán. Chi TGNH nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu. 4/ Xuất bán hàng hoá giá gốc 8. 000đ, giá bán chưa thuế 10. 000đ, thuế GTGT tính 10%, chưa thu tiền. 5/ Phải trả tiền hoá đơn vận chuyển hàng đi bán 1. 000đ, trong đó thuế GTGT 90. 000đ. 6/ Bán một TSCĐHH, nguyên giá. 100. 000đ, đã hao mòn 20. 000đ, giá bán chưa thuế 90. 000đ, thuế GTGT là 9. 000đ. Tiền bán đã thu bằng TGNH. 7/ Khấu trừ thuế GTGT trong kỳ 2. 416. 400đ. 8/ Chi TGNH nộp hết các loại thuế còn lại phát sinh trong kỳ. 9/ Giả sử thuế GTGT đầu vào không được trừ 1. 000đ, được phép tính vào giá vốn hàng bán. Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Khi mua tài

Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Khi mua tài sản dịch vụ không hạch toán thuế GTGT đầu vào. Khi bán hàng hóa dịch vụ lập hóa đơn theo mẫu hóa đơn thông thường và không hạch toán thuế. Cuối tháng tính thuế GTGT theo công thức: Số thuế = Doanh thu chịu thuế phải nộp _ Giá vốn hàng bán 111, 112, 331 152, 153, 156 511 Giá thanh toán (gồm thuế GTGT) Thuế GTGT của hàng nhập khẩu thuế GTGT 111, 112, 131 DT bán hàng (giá bán có thuế) 33312 X Thuế suất Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Ví dụ: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ví dụ: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Cuối kỳ, kế toán tính thuế GTGT phải nộp: 1. Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa bán ra 10. 000đ, thuế GTGT phải nộp của doanh thu hoạt động tài chính 500. 000đ. 2. Nhập khẩu lô hàng trị giá 1. 000 USD, thuế suất 3% trị giá hàng nhập, thuế GTGT tính 10%, tiền mua chưa trả, TGGDTT 16. 000 VND/USD. 3. DN chuyển. TGNH nộp hết thuế GTGT.

II. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 1. Tổng quan về thuế

II. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 1. Tổng quan về thuế TNDN Khái niệm: Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế TNDN: Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế. Đó là Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN - Căn cứ tính thuế là

Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN - Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất Thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế = Thu nhập chịu thuế trong kỳ Doanh thu để Thu nhập chịu _ = tính thu nhập thuế trong kỳ chịu thuế trong kỳ tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Chi phí hợp Thu nhập chịu lý trong kỳ + thuế khác trong tính thuế kỳ tính thuế Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Hàng quý cơ sở kinh doanh phải tạm lập và nộp thuế TNDN cho cơ quan quản lý thuế. đến cuối năm lập bảng quyết toán thuế TNDN theo luật hiện hành.

� Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán

� Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. (đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT, đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. ) � Các khoản chi phí hợp lệ, hợp pháp được khấu trừ tính TN chịu thuế bao gồm các khoản: Khấu hao TSCĐ, chi phí NVL dùng thực tế SXKD, lương và các khoản phụ cấp trả cho NLĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, …

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đổi với cơ sở kinh doanh là 25%. 2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tối thiểu 32% (từ 32% đến 50%) 3. Đối với hoạt động xổ số kiến thiết, nộp thuế. thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%; Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản thu nhập sau thuế của hoạt động xổ số kiến thiết. 1.

2. Phương pháp kế toán thuế TNDN 2. 1. Tài khoản sử dụng TK

2. Phương pháp kế toán thuế TNDN 2. 1. Tài khoản sử dụng TK 3334 “Thuế TNDN” Công dụng: Được dùng để ghi nhận số thuế TNDN phải nộp và đã nộp theo từng quý và số quyết toán cuối năm. TK 3334 SD: Số thuế TNDN nộp thừa đầu kỳ SD: Số thuế TNDN còn phải nộp đầu kỳ SPS: -Số thuế TNDN đã nộp -Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. SD: Số thuế TNDN nộp thừa cuối kỳ. SD: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ

� TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” Công dụng: Ghi nhận khoản

� TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” Công dụng: Ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN năm tài chính hiện hành mà doanh nghiệp đã nộp hoặc phải nộp. TK 8211 - Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm - Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại TK 8211 không có số dư cuối kỳ - Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong năm - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. - Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ TK 911.

2. 2. Nguyên tắc ghi nhận "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (l) Hàng quý,

2. 2. Nguyên tắc ghi nhận "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (l) Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó. (2) Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.

(3) Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm

(3) Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. (4) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. Mức thuế TNDN = Tổng thu nhập phải nộp chịu thuế x. Thuế xuất thuế TNDN %

2. 3. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản 111, 112 3334 (3)

2. 3. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản 111, 112 3334 (3) Nộp thuế TNDN vào NSNN 711 (4) Số miễn giảm thuế TNDN (6) Cuối năm kết chuyển CP thuế TNDN đã tạm nộp thừa tính KQKD Nợ TK 8211< Có TK 8211 (1) Hàng quý xác định số thuế TNDN tạm nộp 911 (5) K/c Chi phí thuế TNDN tính KQKD ( Nợ TK 8211> Có TK 8211) (2 a) Cuối năm tài chính (nếu số thực tế > số tạm nộp) Dn nộp bổ sung thêm (2 b) Cuối năm điều chỉnh số thuế TNDN đã tạm nộp thừa làm giảm thuế phải nộp (Số thực tế < số tạm nộp trong năm)