Chng 9 O C NGH NGHIP MC TIU

  • Slides: 27
Download presentation
Chương 9 – ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

Chương 9 – ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

MỤC TIÊU 1. Nhận biết được bản chất của đạo đức và đạo đức

MỤC TIÊU 1. Nhận biết được bản chất của đạo đức và đạo đức nghề nghiệp 2. Phân biệt luật pháp và đạo đức 3. Nhận biết và giải quyết các tình huống khó xử của đạo đức trong cuộc sống và công việc một cách thích hợp và có trách nhiệm 4. Nhận biết các chuẩn mực và các tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức nghề nghiệp 5. Nhận thức được các giá trị cốt lõi của đạo đức nghề nghiệp

HÃY TRẢ LỜI CÁC C U HỎI SAU Đ Y: 1. Bản chất của

HÃY TRẢ LỜI CÁC C U HỎI SAU Đ Y: 1. Bản chất của đạo đức là gì? Thế nào là một người có đạo đức? 2. Bạn đang là một sinh viên của trường Đại học kỹ thuật? Trọng trách của bạn là gì? Bạn cần phải nhận biết và rèn luyện những chuẩn mực đạo đức của sinh viên trước khi trở thành một kỹ sư trong tương lai như thế nào? 3. Kỹ sư là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành một kỹ sư có đạo đức nghề nghiệp? Tại sao?

HÃY TRẢ LỜI CÁC C U HỎI SAU Đ Y: 4. Bạn hãy chỉ

HÃY TRẢ LỜI CÁC C U HỎI SAU Đ Y: 4. Bạn hãy chỉ ra một hành vi ngược với chuẩn mực đạo đức mà SV hay mắc phải? 5. Bản quyền (Copyright©) là gì? Bạn có đang vi phạm bản quyền? 6. Hãy kể một vài vi phạm bản quyền phổ biến ở Việt Nam hiện nay? 7. Giải pháp khắc phục vi phạm bản quyền nêu trong câu trên? 8. Nêu vài (5) chuẩn mực về đạo đức/đạo đức nghề nghiệp với tư cách là SV Viện Cơ khí, ĐHHHVN?

1. BẢN CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC - Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên

1. BẢN CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC - Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội ! Phân biệt tiêu chuẩn và chuẩn mực * Tiêu chuẩn: điều quy định làm căn cứ để đánh giá, phân loại * Chuẩn mực: cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng, cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội - Chuẩn mực đạo đức cơ bản: trung thực, chính trực, trung thành, công bằng, nhân ái, vị tha và khoan dung…

Thế nào là một người có đạo đức? Khi nói một người có đạo

Thế nào là một người có đạo đức? Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Như vậy, khẳng định lại: Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc chi phối hành vi và lời nói tốt đẹp bên ngoài. Một nội tâm tràn đầy đạo đức thì luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, đem an vui, lợi ích cho mọi người.

2. CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN - Bạn đang là SV ngành

2. CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN - Bạn đang là SV ngành kỹ thuật của trường ĐHHH VN – bạn sẽ là một kĩ sư, trí thức trong tương lai. - Nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang đặt trên vai bạn: trọng trách gánh vác hiện tại và tương lai của một gia đình, một đất nước. - Do vậy, trách nhiệm hiện tại của bạn không phải chi tiếp thu kiến thức chuyên môn mà còn phải nhận biết và không ngừng rèn luyện những chuẩn mực, giá trị đạo đức, đạo đức nghề nghiệp - Tích lũy tất cả điều đó, sau khi tốt nghiệp, bạn mới có thể đảm nhiệm tốt vai trò của người kỹ sư, thực hiện tốt trọng trách mà gia đình và xã hội mong đợi.

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN: 1. Sống có lý tưởng

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN: 1. Sống có lý tưởng 2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 3. Tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả trong học tập. Chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo suốt đời. 4. Trung thực, tự trọng, trong sáng và giản dị: - Trung thực: chống gian lận, tiêu cực trong thi cử - không quay cóp, học hộ, thi hộ, làm bài hộ và ngược lại - Không sao chép bài tập, đồ án, thiết kế tốt nghiệp, … 5. Đoàn kết, nhân ái, yêu thương, giúp đỡ bạn bè trong học tập, rèn luyện Kính trọng thày cô, cán bộ nhân viên nhà trường, thực hiện nếp sống văn minh lịch sự.

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN: 6. Tôn trọng luật pháp,

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN: 6. Tôn trọng luật pháp, kỷ luật, kỷ cương trong học tập và trong cuộc sống: - Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định nơi cư trú, - Thực hiện nội quy, quy chế của Nhà trường, - Không vi phạm luật giao thông, luật môi trường - Không bỏ học, đi muộn, về sớm, làm việc riêng trong lớp học, … - Không vi phạm tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, cá độ, bia rượu, …

THẾ NÀO LÀ KỸ SƯ ? - Kỹ sư được hiểu là người tốt

THẾ NÀO LÀ KỸ SƯ ? - Kỹ sư được hiểu là người tốt nghiệp các trường ĐH kỹ thuật, có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các ứng dụng khoa học; sáng tạo, thiết kế, chế tạo và vận hành những sản phẩm công nghiệp hữu ích, cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; đóng góp quan trọng cho sự phát triển của xã hội. THẾ NÀO LÀ NGHỀ? - Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động xã hội. VD: nghề nông, nghề dạy học, nghề y, nghề kỹ sư, … - Nghề nào cũng đáng được trân trọng nếu nó mang lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng. - Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất, tinh thần giúp cho XH ngày càng phát triển bền vững, cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn.

3. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? Trong xã hội có bao nhiêu nghề

3. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp VD: làm nghề y phải có y đức, nghề dạy học phải có đạo đức sư phạm, … - Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đức xã hội nhưng phù hợp với đặc điểm của mỗi loại nghề, phản ánh nhân cách của người lao động.

TẠI SAO KỸ SƯ PHẢI CẦN CÓ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP? Vì : -

TẠI SAO KỸ SƯ PHẢI CẦN CÓ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP? Vì : - Nó là động lực để phát triển nhân cách, phát triển năng lực chung và năng lực nghề nghiệp của Người kĩ sư - Làm tăng năng suất và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội của Người kĩ sư - Khi Người kĩ sư có đạo đức nghề nghiệp sẽ lằm tăng giá trị của bản thân, được mọi người kính trọng, tin cậy và luôn có cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp.

PH N BIỆT LUẬT PHÁP ĐẠO ĐỨC - Tạo ra quy tắc để hướng

PH N BIỆT LUẬT PHÁP ĐẠO ĐỨC - Tạo ra quy tắc để hướng dẫn hành - Đưa ra những định hướng cho hành vi vi - Cân bằng các giá trị mâu thuẫn nhau - Chỉ ra những tình huống mà các giá trị cạnh tranh va chạm nhau - Trừng phạt các hành vi bất hợp pháp - Đồng tình hay phê phán một hành vi nào đó Ví dụ:

HỆ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHUNG HIỆN NAY: - Trung thực -

HỆ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHUNG HIỆN NAY: - Trung thực - Trách nhiệm - Yêu công việc - Yêu nghề nghiệp - Làm việc có tâm huyết - Cống hiến cho lợi ích của xã hội - Góp phần nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề nghiệp

4. CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KỸ SƯ Hướng tới mục

4. CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KỸ SƯ Hướng tới mục tiêu “ Bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, tài sản của cộng đồng và luôn hướng tới lợi ích xã hội” 1. Trung thực, khách quan, giữ trọng sự an toàn, sức khỏe và lợi ích của cộng đồng, xã hội 2. Chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình 3. Kỹ sư thực hiện và phục vụ người SDLĐ (công ty) và khách hàng với đầy đủ năng lực, sự tận tâm, công bằng, minh bạch 4. Tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường. Tránh các hành vi lừa đảo 5. Kỹ sư luôn tự kiểm soát mình về vinh dự, trách nhiệm, đạo đức và tính hợp pháp trong nghề nghiệp

5. TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA KỸ SƯ 1. Bổn

5. TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA KỸ SƯ 1. Bổn phận của kỹ sư đối với xã hội 2. Bổn phận của kỹ sư đối với người SDLĐ và khách hàng 3. Bổn phận đối với các kỹ sư khác

5. 1 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI XÃ HỘI 1. Trách nhiệm

5. 1 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI XÃ HỘI 1. Trách nhiệm chung - Tuân thủ luật pháp, xây dựng xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, đầu tư cho con người, giải quyết các vấn đề nghèo đói và vi phạm nhân quyền, … - Chỉ chứng nhận các bản thiết kế đảm bảo cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi, tài sản của cộng đồng 2. Cảnh báo - Nếu một phán xét chuyên môn của người kỹ sư bị bác bỏ có thể dẫn tới sự nguy hại cho cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi hoặc tài sản của cả cộng đồng thì phải thông báo cho người SDLĐ, đồng nghiệp và những ai có liên quan Ví dụ

5. 1 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI XÃ HỘI 3. Trung thực

5. 1 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI XÃ HỘI 3. Trung thực trong công việc - Phải khách quan, trung thực trong các báo cáo nghề nghiệp, các phát biểu hay những kết quả thử nghiệm và phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm - Không đưa ra những ý kiến nghề nghiệp nếu những ý kiến này không dựa trên nền tảng của các sự kiện về một kết quả đánh giá đáng tin cậy 4. Bổn phận thông tin rõ ràng - Không đưa ra những ý kiến chuyên môn về những vấn đề mà họ đã được vận động, được trả tiền để phát biểu

5. 1 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI XÃ HỘI 5. Luật “

5. 1 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI XÃ HỘI 5. Luật “ bàn tay sạch” - Không tham gia làm ăn, không liên quan đến các cá nhân, tổ chức có hành vi bất hợp pháp, làm ăn gian dối. Không vi phạm bản quyền. Không tham nhũng, hối lộ, rửa tiền 6. Trách nhiệm đối với luật pháp xã hội - Tuân thủ luật pháp: Luật lao động, luật môi trường, … Khi biết về bất kì vi phạm luật lệ nào có thể xảy ra, phải có trách nhiệm báo cơ quan chuyên môn phù hợp và giúp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề khi được yêu cầu

5. 2 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI SDLĐ & KH 1.

5. 2 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI SDLĐ & KH 1. Lĩnh vực chuyên môn - Chỉ nhận những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được đào tạo hay có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế - Chỉ xác nhận, kí tên vào các bản vẽ, các thiết kế khi nắm vững hoặc đã điều hành, giám sát trực tiếp 2. Yêu cầu bảo mật - Không được tiết lộ những thông tin nghề nghiệp mà không có sự cho phép của người SDLĐ hay của KH ngoại trừ có sự yêu cầu hay cho phép của pháp luật

5. 2 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI SDLĐ & KH 3.

5. 2 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI SDLĐ & KH 3. Va chạm về quyền lợi - Không được nhận những đặc quyền, đặc lợi như tài chính, vật chất … từ phía nhà thầu hay các tổ chức khác khi đang làm cho người sử dụng lao động và KH - Phải thông báo cho người SDLĐ hoặc KH những va chạm có thể xảy ra về mặt quyền lợi hay những tình huống khác có thể ảnh hưởng đến phán xét chuyên môn hay chất lượng công việc của họ 4. Thông báo đầy đủ - Khi tham gia vào dự án có nhiều công ty thực hiện thì kỹ sư sẽ không nhận tiền công hay sự đền bù (nếu có) từ nhiều hơn một công ty, trừ khi những nội dung của dự án được công bố và được tất cả các bên chấp nhận

5. 2 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI SDLĐ & KH 5.

5. 2 BỔN PHẬN CỦA KỸ SƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI SDLĐ & KH 5. Va chạm với lợi ích của Nhà nước - Không được tìm kiếm hợp đồng chuyên môn từ một tổ chức/cơ quan chính phủ nếu anh ta là thành viên của tổ chức/cơ quan đó

5. 2 BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CÁC KỸ SƯ KHÁC 1. Bổn phận đối

5. 2 BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CÁC KỸ SƯ KHÁC 1. Bổn phận đối với người SDLĐ tiềm năng - Không được giới thiệu sai hay cho phép giới thiệu sai về chức danh, bằng cấp của mình và cộng sự. Không giới thiệu sai về mức độ trách nhiệm hay mức độ phức tạp của nhiệm vụ. Không giới thiệu sai về công ty khi tuyển dụng nhân viên hay khi tìm cơ hội kinh doanh 2. Va chạm về quyền lợi - Kỹ sư không trực tiếp hoặc gián tiếp tìm kiếm hay nhận tặng phẩm, quà biếu, tiền hoa hồng khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và cũng không tham gia bất kỳ tổ chức chính trị nào vì mục đích kiếm hợp đồng của cơ quan Nhà nước

5. 2 BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CÁC KỸ SƯ KHÁC 3. Bảo vệ thanh

5. 2 BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CÁC KỸ SƯ KHÁC 3. Bảo vệ thanh danh của đồng nghiệp - Không được làm tổn thương, sai lệch, ảnh hưởng xấu một cách trực tiếp hay gián tiếp đến uy tín chuyên môn của đồng nghiệp, cũng như không được phán xét một cách mơ hồ về công việc của đồng nghiệp. Luôn trọng, tin tưởng lẫn nhau, không phân biệt đối xử với bất kỳ người nào về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, màu da, tuổi tác, … - Khi phê phán về chuyên môn của đồng nghiệp cần phải cẩn trọng, khách quan, trung thực.

NGƯỜI KỸ SƯ CÓ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ NGƯỜI - Trung thực, trách

NGƯỜI KỸ SƯ CÓ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ NGƯỜI - Trung thực, trách nhiệm và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chuyên môn trong khả năng của mình vì lợi ích cộng đồng và lợi ích xã hội - Có thể làm việc với đồng nghiệp tin cậy và hiểu biết - Truyền kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết nghề nghiệp cho thế hệ nối tiếp để góp phần nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề nghiệp kỹ sư

Bài tập về nhà Hãy nêu một tình huống thực tiễn về đạo đức

Bài tập về nhà Hãy nêu một tình huống thực tiễn về đạo đức nghề nghiệp bạn có thể gặp trong cuộc sống? Mô tả tình huống; Liên hệ tình huống với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Quan điểm và giải pháp của bạn. (Tuần sau nộp – bản đánh máy)

Một số tình huống Tình huống 1: Câu chuyện khán giả quay và phát

Một số tình huống Tình huống 1: Câu chuyện khán giả quay và phát trực tiếp (livestream) bộ phim Cô Ba Sài Gòn từ rạp chiếu phim Lotte ở Vũng Tàu. Tình huống 2: Sách “Đắc nhân tâm” được yêu cầu dùng làm giáo trình bổ trợ học phần Nhập môn kỹ thuật. Sinh viên chỉ mua 01 cuốn tại hiệu sách, sau đó photo cho cả lớp. Tình huống 3: Bạn mua 01 đĩa DVD phim (có bản quyền), sau đó rip và: Gửi cho bạn cùng xem. Lập website chia sẻ, đồng thời sử dụng website để bán quảng cáo. Tình huống 4: Bạn là kỹ sư cơ khí, bạn sử dụng phần mềm thiết kế 3 D Inventor, bản lậu (cracked) để phục vụ công việc thiết kế của mình. Tình huống 5: Bạn làm báo chuyên đề (hoặc đồ án) và tìm thấy một tài liệu có nội dung giống như yêu cầu. Bạn có được phép sử dụng tài liệu tìm thấy? Nếu sử dụng thì liệu bạn có vi phạm bản quyền?