CHN THNG BNG 11232020 NI DUNG 1 i

CHẤN THƯƠNG BỤNG 11/23/2020

NỘI DUNG 1. Đại cương chấn thương bụng. 2. Lâm sàng chấn thương bụng. 3. Phương pháp sơ cứu ban đầu chấn thương bụng. 11/23/2020

MỤC TIÊU 1. Nêu được 2 hội chứng chủ yếu trong chấn thương bụng là hội chứng chảy máu trong và hội chứng viêm phúc mạc. 2. Biết cách sơ cứu ban đầu chấn thương bụng. 11/23/2020

1. ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU THÀNH BỤNG TRƯỚC BÊN 11/23/2020

Chấn thương bụng (chấn thương bụng kín, chạm thương bụng) xảy ra do va đập trực tiếp vào thành bụng hoặc bị đè ép gây tổn thương từ thành bụng đến các tạng trong ổ bụng nhưng không có thủng phúc mạc thành (ổ bụng không thông với bên ngoài). Chấn thương bụng có thể gây tổn thương thành bụng (sây xát da, tụ máu, đứt cơ thành bụng) và/hoặc gây tổn thương các tạng, mạc treo, mạc nối, mạch máu trong ổ bụng. 11/23/2020

Chấn thương bụng chỉ gây tổn thương thành bụng thực chất là chấn thương (vết thương) phần mềm. Khi chấn thương bụng gây tổn thương trong ổ bụng, các dấu hiệu LS thường thể hiện thành 2 HC chính: HC chảy máu trong và HC viêm phúc mạc. 11/23/2020

2. L M SÀNG 2. 1. Hội chứng chảy máu trong Xảy ra phần lớn do tổn thương tạng đặc (gan, tụy, lách), đôi khi do tổn thương thận (nằm sau phúc mạc). Triệu chứng cơ năng: Đau bụng: đau tại nơi chấn thương và vùng tương ứng với tạng tổn thương, sau đó lan khắp ổ bụng. Đau tăng lên khi thở mạnh, thay đổi tư thế hoặc khi sờ nắn vào bụng. Nôn/buồn nôn. Bí trung, đại tiện. Triệu chứng toàn thân: BN sốc mất máu cấp tính (da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, lo lắng, thở nhanh, mạch nhanh, HA tụt). 11/23/2020

Triệu chứng thực thể: Bụng có vết sây sát, bầm tím (thường tương ứng với vùng tạng bị tổn thương). CT bụng gây vỡ lách 11/23/2020 CT bụng do TNGT ngã đập bụng vào dải phân cách gây vỡ tá tràng

Bụng trướng. Co cứng thành bụng, hoặc cảm ứng phúc mạc (+) hoặc dấu hiệu Blumberg (+). 11/23/2020

Gõ đục ở vùng thấp. Thăm trực tràng hay âm đạo thấy túi cùng Douglas phồng và đau (tiếng kêu Douglas). 11/23/2020

2. 1. Hội chứng viêm phúc mạc Xảy ra do thủng hoặc vỡ các tạng rỗng. Triệu chứng cơ năng: Đau khắp ổ bụng, nôn, bí trung đại tiện. Triệu chứng toàn thân: Dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. Nếu muộn có biểu hiện nhiễm độc: mặt hốc hác, lờ đờ, mạch nhanh, HA áp tụt. 11/23/2020

Triệu chứng thực thể: Bụng trướng, co cứng thành bụng/cảm ứng phúc mạc, gõ thấy mất vùng đục trước gan (có hơi trong ổ bụng), thăm trực tràng/âm đạo thấy túi cùng Douglas phồng và đau. 11/23/2020

3. XỬ TRÍ (SƠ CỨU) Đối với nạn nhân không bị choáng, không có hội chứng chảy máu trong, không có hội chứng viêm phúc mạc: theo dõi mạch, HA, thân nhiệt (quan trọng nhất là mạch), theo dõi tình trạng bụng (mềm hay phản ứng, mức độ đau). Nếu có chảy máu trong ổ bụng: truyền dịch TM tốc độ nhanh để kịp bù khối lượng máu mất (dựa vào mạch, HA). Thở oxy hoặc hô hấp hỗ trợ. 11/23/2020

Đặt ống thông dạ dày để hút dịch dạ dày. Đặt ống thông bàng quang để theo dõi số lượng nước tiểu. Nếu có thủng tạng rỗng: tiêm kháng sinh. Quá trình vận chuyển BN lên tuyến trên vẫn bảo đảm hồi sức (truyền dịch, thở oxy…). 11/23/2020

TỔNG KẾT BÀI HỌC 1. Đại cương Khái niệm chấn thương bụng. 2. Lâm sàng: Hội chứng chảy máu trong: cơ năng, toàn thân, thực thể. Hội chứng viêm phúc mạc: cơ năng, toàn thân, thực thể. 11/23/2020

3. Xử trí (sơ cứu): Theo dõi mạch, HA, thân nhiệt, tình trạng bụng nếu nạn nhân không sốc, không có các hội chứng chảy máu trong và viêm phúc mạc. Nếu có chảy máu trong ổ bụng: truyền dịch tĩnh mạch tốc độ nhanh. Thở oxy hoặc hô hấp hỗ trợ. Đặt ống thông dạ dày. Đặt ống thông bàng quang. Nếu có thủng tạng rỗng: tiêm kháng sinh. Vận chuyển lên tuyến trên (vẫn truyền dịch, thở oxy…). 11/23/2020


Câu 2: Cách sơ cứu nạn nhân bị chấn thương bụng? Trả lời: Nếu nạn nhân không sốc, không có các HC chảy máu trong và viêm phúc mạc: theo dõi M, HA, thân nhiệt, bụng. ……………………… Nếu có HC chảy máu trong: truyền dịch TM tốc độ nhanh. ……………………… Thở oxy hoặc hô hấp hỗ trợ. Đặt ống thông dạ dày. ……………………………………………… Đặt ống thông bàng quang. Nếu có thủng tạng rỗng: tiêm kháng sinh. ……………………………………………… Chuyển lên tuyến trên (vẫn truyền dịch, thở oxy…). 11/23/2020

C U HỎI ÔN TẬP BÀI Câu 1: Hội chứng chảy máu trong ổ bụng có các triệu chứng gì? Câu 2: Hội chứng viêm phúc mạc có các triệu chứng gì? Câu 3: Sơ cứu nạn nhân bị chấn thương bụng kín như thế nào? 11/23/2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013), Bệnh học ngoại khoa (dùng cho đào tạo y sỹ trung cấp), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 28 -30. 2. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Bài giảng Bệnh học ngoại khoa, tập I (dùng cho sinh viên đại học y năm thứ 4), NXB Y học, tr. 28 -34. 11/23/2020
- Slides: 20