CHN NUI GIA CM 1252020 1 Chuyn Ngun

  • Slides: 24
Download presentation
CHĂN NUÔI GIA CẦM 12/5/2020 1

CHĂN NUÔI GIA CẦM 12/5/2020 1

Chuyên đề Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất (gốc và

Chuyên đề Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất (gốc và tại Việt Nam) của Đà điểu, Gà Sao, chim cút đang nuôi tại Việt Nam. 12/5/2020 2

MỞ ĐẦU • Việc phát triển chăn nuôi – đặc biệt là gia cầm

MỞ ĐẦU • Việc phát triển chăn nuôi – đặc biệt là gia cầm được xã hội quan tâm lớn, bởi loài vật nuôi này có những ưu thế hơn các loài vật nuôi khác: vòng đời nhanh, vốn đầu tư ban đầu thấp và vì thế người dân nghèo có thể nuôi được. Hơn thế Việt Nam là một trong cái nôi đầu tiên thuần hóa gà, có sự đa dạng rất lớn về các loại gà/giống gà nhờ đa dạng sinh thái, dân tộc, kinh tế. Trong những giống vật nuôi đang phát triển tại Việt Nam thì đà điểu, gà sao và chim cút là 3 trong những giống được quan tâm duy trì và phát triển. 12/5/2020 3

I. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của Đà điểu

I. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của Đà điểu • 1. 1. Nguồn gốc • Đà điểu thuộc lớp chim, trong hệ thống phân loại động vật, chúng được phân loại như sau: • - Nhóm động vật: Animalia • - Ngành động vật có xuong sống: Vertebrât • - Lớp chim Aves • -Lớp: Chim • -Bộ: Struthioniformes • -Phân bộ: Struthiones • Gia đình: Struthionidae • Trong tiếng Việt, đà điểu là tên có gốc Hán Việt: điểu là chim, đà là lạc đà (một loài động vật thường sống ở vùng sa mạc khô cằn, đi lại rất giỏi trên cát. . . ), vì vậy, có thể hiểu đà điểu là chim lạ đà. 12/5/2020 4

1. 2. Đặc điểm chung • Đặc điểm của đà điểu là to lớn,

1. 2. Đặc điểm chung • Đặc điểm của đà điểu là to lớn, không biết bay, cơ quan tiếp đất gồm 2 chân với 2 ngón khỏe đặc trưng, cổ dài và đầu nhỏ. Đà điểu sống ở Nam bán cầu vùng cận nhiệt đới, thích nghi vùng cao nguyên tương đối khô cằn có thảm cỏ thấp để cung cấp đủ thức ăn và có tầm nhìn thoáng nhằm phát hiện sớm và chạy tránh kẻ thù. Tuy vậy, khi thuần hóa chúng có khả năng thích ứng rộng từ 50 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam với tất cả các loại hình khí hậu, sinh thái khác nhau. Nhiệt độ môi trường biến thiên từ – 300 C đến 400 C đều không có ảnh hưởng đến chúng. 12/5/2020 5

1. 3. Khả năng sản xuất • Trong thời gian qua, nhiều đề tài

1. 3. Khả năng sản xuất • Trong thời gian qua, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được các nhà khoa học của Trung tâm và Viện Chăn nuôi triển khai. Kết quả nghiên cứu phát triển chăn nuôi đà điểu đã thu được những thắng lợi bước đầu. Hơn 3. 000 con giống đã được đưa vào nuôi trong sản xuất ở trên 23 tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, Trung tâm còn chuyển giao sang CHDC Nhân dân Lào 54 con. Kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống cao Dà 85 - 95, 05%; khối lượng cơ thể lúc 11 - 12 tháng tuổi từ 98 - 112 kg. Một số đàn nuôi giống đã có năm đẻ đầu với năng suất trứng 10 - 12 quả/mái; tỷ lệ phôi 54 - 75%. 12/5/2020 6

1. 3. Khả năng sản xuất • Đã có nhiều mô hình chăn nuôi

1. 3. Khả năng sản xuất • Đã có nhiều mô hình chăn nuôi mang tính sản xuất hàng hóa như trang trại Vườn Xoài của Bà Nhã ở Đồng Nai, Chị Trang ở Tp Hồ Chí Minh, công ty Minh Đức ở Đà Nẵng và đặc biệt Tổng công ty Khánh Việt đã và đang triển khai đầu tư trên 600 tỷ đồng cho Chương trình công nghiệp đà điểu ở các tỉnh miền Trung và ven biển với các hạng mục công trình như: Trại giống, Nhà máy thức ăn, Nhà máy chế biến da, Nhà máy chế biến thịt với mục tiêu nuôi 5. 000 - 7. 000 đà điểu sinh sản và sản xuất 3. 000 tấn thịt/năm để xuất khẩu. 12/5/2020 7

II. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà Sao

II. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà Sao • 2. 1. Nguồn gốc • Gà sao (Guinea Fowl) có nguồn gốc ở Mađagatxca, đang được nuôi nhiều ở Pháp, Italia, Hungari theo phương thức nuôi công nghiệp và chăn thả. Gà sao có đặc điểm là bay giỏi như chim, lông màu xám đen, điểm các màu trắng nhạt, thân hình thoi, lưng hơi gù, đầu không có mào mà thay vào đó là các mấu sừng, các mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành mấu sừng cao khoảng 1, 5 -2 cm. Da mặt và cổ gà sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng, chân không có cựa. Thịt gà sao thơm ngon, chất lượng tốt. 12/5/2020 8

II. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà Sao

II. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà Sao • 2. 1. Nguồn gốc • Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasiani, giống Numidiae, loài Helmeted. 12/5/2020 9

II. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, năng sản xuất của gà Sao khả

II. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, năng sản xuất của gà Sao khả 2. 1. Nguồn gốc Tháng 4/2002 trong khuôn khổ hợp tác Quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi đã nhập 3 dòng gà sao từ Hungari. Sau 5 năm nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng xuất, 3 dòng gà sao (dòng nhỏ, dòng trung và dòng lớn) đã cho kết quả khả quan. Gà sao đẻ 5% lúc 207 -221 ngày. Khối lượng gà mái lúc 38 tuần tuổi là 2, 16 kg đối với dòng nhỏ, 2, 20 kg với dòng trung và 2, 42 kg với dòng lớn. Sau 24 tuần đẻ, năng xuất trứng dòng nhỏ đạt 99 quả/mái, dòng trung là 51 quả/mái và dòng lớn là 56 quả. Khối lượng trứng khi đẻ ổn định đạt 42, 6 g với dòng nhỏ, 43, 3 g với dòng trung và 44, 4 g với dòng 12/5/2020 10

2. 2. Đặc điểm 1. Chuyên đề 1: Tình hình chăn nuôi gia cầm

2. 2. Đặc điểm 1. Chuyên đề 1: Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước, cơ hội và thách thức 2. Chuyên đề 2: Giống và công tác giống gia cầm trên thế giới và ở Việt Nam 3. Chuyên đề 3: Dinh dưỡng cho gia cầm 4. Chuyên đề 4: Đánh giá sức sản xuất của gia cầm 5. Chuyên đề 5: Kỹ thuật nuôi gia cầm 6. Chuyên đề 6: Kỹ thuật nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng thịt, trứng gia cầm 12/5/2020 11

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 1. Đặc điểm ngoại hình • Cả

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 1. Đặc điểm ngoại hình • Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1, 5 -2 cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa. 12/5/2020 12

2. 2. Đặc điểm 1. 2. 2. 2. Phân biệt trống mái Việc phân

2. 2. Đặc điểm 1. 2. 2. 2. Phân biệt trống mái Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành. 12/5/2020 13

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 4. Hiện tượng mổ cắn Do quá

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 4. Hiện tượng mổ cắn Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn. 12/5/2020 14

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 5. Tập tính tắm, bay và kêu

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 5. Tập tính tắm, bay và kêu Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6 -12 m. Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn. Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9 -11 h sáng và 3 -4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng. 12/5/2020 15

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 4. Hiện tượng mổ cắn Do quá

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 4. Hiện tượng mổ cắn Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn. 12/5/2020 16

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 6. Tập tính sinh dục Các giống

2. 2. Đặc điểm • 2. 2. 6. Tập tính sinh dục Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ. 12/5/2020 17

2. 3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT • - Khối lượng cơ thể lúc 12

2. 3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT • - Khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi dòng nhỏ đạt 1. 401, 6 g; dòng trung 1. 410 g; dòng lớn 1. 816, 6 g. Khối lượng cơ thể gà Sao nuôi thịt tuy có thấp hơn so với gà Tam Hoàng (1, 65 - 1, 92 kg) hay BT 2 (1, 72 – 1, 91 kg) nhưng tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với Tam Hoàng (3, 09 – 3, 19 kg. TĂ/1 kg. TT) và BT 2 (2, 73 – 2, 93 kg TĂ/kg. TT). • - Khả năng thu nhận thức ăn trong giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi của gà Sao dòng nhỏ là 2. 981 g, dòng trung 3. 263 g, dòng lớn 3. 925 g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Sao dòng nhỏ 2, 17 kg; dòng trung 2, 36 kg; dòng lớn 2, 19 kg thức ăn. • - Tỷ lệ nuôi sống gà Sao cao ở 3 dòng nhỏ, trung, lớn là 92%; 94%; 97, 9%. . Tỷ lệ nuôi sống của gà Sao nuôi thịt cao hơn so với các giống gà nhập nội khác như gà Tam Hoàng (95 – 96%), BT 2 (93, 4 – 95, 8%). Điều này chứng tỏ gà Sao có thể thích nghi được, sinh trưởng phát triển tốt với điều kiện ngoại cảnh ở Bình Định. 12/5/2020 18

2. 3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT • • • - Dòng nhỏ, dòng trung,

2. 3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT • • • - Dòng nhỏ, dòng trung, dòng lớn có tỷ lệ thân thịt đạt 75, 53%; 77, 02%; 75, 79% so với khối lượng sống, tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực 51, 27%; 51, 56%, 52, 78%, tỷ lệ mỡ bụng thấp 0, 76%; 1, 01%; 2, 39% so với khối lượng thân thịt. Như vậy tỷ lệ thân thịt gà Sao cao hơn so với giống gà nội như Ri (68, 9%), Mía (73, 5%), và một số giống gà nhập ngoại như Tam Hoàng (68 – 69%), BT 2 (65, 5 – 67, 3%) tương đương với Kabir (75, 8 – 76, 6%). - Tỷ lệ khối lượng thịt đùi và ngực so với thân thịt ở 3 dòng gà Sao đạt 51, 27%; 51, 56%; 52, 78%. Kết quả này cao gần gấp rưỡi so với gà Tam Hoàng (46. 89%), Kabir (42, 6%). Đây cũng là một điểm ưu thế của sản phẩm thịt gà Sao so với các loại gà khác. - Tỷ lệ vật chất khô của thịt đùi và thịt ngực cao 27, 2 – 27, 5%, tỷ lệ protein ở thịt đùi 63, 3%, thịt ngực 82, 2%; mỡ thô 4, 1 – 26, 0% so với vật chất khô. - Tỷ lệ mỡ bụng của 3 dòng gà Sao thấp: dòng nhỏ 0, 76%; dòng trung 1, 01%; 2, 39%. Đối với các giống gà chuyên thịt tỷ lệ mỡ bụng trung bình trên dưới 3% thì chỉ tiêu này gà Sao đã đáp ứng được. Đây cũng là đặc điểm quý của thịt gà Sao, người tiêu dùng thấy thịt gà thơm ngon, không quá béo. 12/5/2020 19

III. Chim cút • • 3. 1. Nguồn gốc Chim cút (Chim cay)[1] là

III. Chim cút • • 3. 1. Nguồn gốc Chim cút (Chim cay)[1] là một tên gọi chung cho một số chim có kích thước trung bình trong họ Trĩ (Phasianidae), hoặc trong họ Odontophoridae(chim cút Tân thế giới) cùng bộ. Bài này chỉ nói về các loài sinh sống trong khu vực Cựu thế giới thuộc họ Trĩ mà thôi. Các loài chim cút Tân thế giớikhông có quan hệ họ hàng gần, nhưng chúng cũng được gọi là chim cút do bề ngoài và các hành vi tập tính khá giống với các loài chim cút Cựu thế giới. Các loài cun cút Cựu thế giới đôi khi cũng được gọi là chim cút, nhưng chúng thuộc về họ Turnicidae và chúng không phải là chim cút thật sự, cũng như chưa thấy ở đâu nuôi chúng với mục đích lấy thịt hay trứng ở quy mô thương mại như các loài chim cút thực sự. Chim cút là các loài chim nhỏ, mập mạp sống trên đất liền. Chúng là các loài chim ăn hạt, nhưng cũng ăn cả sâu bọ và các con mồi nhỏ tương tự. Chúng làm tổ trên mặt đất. Một số loài chim cút được nuôi với số lượng lớn trong các trang trại. Chúng bao gồm chim cút Nhật Bản, cũng được biết đến như là chim cút coturnix, được nuôi giữ chủ yếu để sản xuất trứng và được bán rộng khắp thế giới. 12/5/2020 20

III. Chim cút • • • 3. 2. Đặc điểm Chim cút giống trứng

III. Chim cút • • • 3. 2. Đặc điểm Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 trứng/năm. Trên lưng, đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh. Lông bụng, lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt. Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen, đôi khi có con có màu sắc lạ như hung, đen, trắng. Chim trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng, đầu, cổ, đuôi có màu xám lẫn đen. Chim đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen, lông bụng trắng xám, mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen. Chim Cút đực trưởng thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có. Chim Cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy. Chim đực bé hơn chim mái (chim mái có khối lượng 197 gam, chim đực: 155 gam). Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 39 - 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng 260 -270 trứng/mái/ năm. Người ta thường phân biệt giới tính chim cút sau 2 tuần tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ. Thông thường, toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt. 12/5/2020 21

III. Chim cút • • 3. 3. Khả năng sản xuất Ở nước ta,

III. Chim cút • • 3. 3. Khả năng sản xuất Ở nước ta, nghề này phát triển muộn hơn nhiều, chim cút được nhập vào và phát triển mạnh ở Miền Nam trong những năm 1971 -1972, phong trào nuôi chim cút nở rộ vào những năm 1985 -1990, với con giống chim cút Pharaoh, nặng khoảng 180 -200 g. Đến khoảng năm 1980, nhập thêm giống cút Pháp, to hơn cút Pharaoh, con trưởng thành nặng tới 250 – 300 g, có màu lông trắng hơn cút Pharaoh. Ngoài ra, trên thị trường còn một số chim cút Anh, khối lượng trung gian giữa cút Pharaoh và cút Pháp, trung bình nặng 220 -250 g, có lông màu nâu sẫm, rất khó phân biệt trống mái, chỉ phân biệt được khi đã trưởng thành. • Năm 1971, Miền Bắc nước ta cũng nhập trứng cút từ Pháp để nhân giống được nuôi tại Viện Chăn nuôi, đàn giống nuôi ở nước ta hiện nay đều có nguồn gốc từ đàn cút này. • Có thể dựa vào màu sắc vỏ trứng mà phân biệt được giống chim cút bố mẹ: trứng cút Pharaoh có nền vỏ trắng và các đốm đen to. Trứng cút Pháp có nền vỏ trắng nhưng các đốm đen chỉ nhỏ như đầu đinh gim. Trứng cút Anh lại có nền vỏ nâu nhạt, các đốm đen to. • Đã từ lâu, người ta không nhập giống chim mới và các giống chim cút thuần kể trên còn lại rất hiếm. Hiện nay, trên thị trường hầu hết là chim lai tạp nên chất lượng con giống không cao, thể hiện rõ trên vỏ trứng, thường có màu lẫn lộn, chứng tỏ các 12/5/2020 22 giống cút đã pha tạp ở nhiều mức độ khác nhau.

III. Chim cút • Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chim cút, tháng

III. Chim cút • Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chim cút, tháng 4/1997, Viện Chăn nuôi tiếp tục nhập chim cút Nhật bản và chim cút Mỹ. • Hiện nay, thịt và trứng chim cút đã trở thành các thực phẩm quen thuộc trên thị trường và chăn nuôi chim cút đã trở thành một nghề phổ biến của nhiều hộ nông dân với các quy mô khác nhau: từ vài trăm con tới hàng chục ngàn con. Tổng đàn chim cút trong cả nước đã lên đến hàng chục triệu con, tốc độ phát triển không ngừng tăng cao do kỹ thuật chăn nuôi đơn giản và ít rủi ro hơn so với chăn nuôi các đối tượng gia cầm khác. • Hiện nay, trên thị trường, thịt bồ câu và chim cút rất được ưa chuộng vì chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao. 12/5/2020 23

The end Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý theo dõi 12/5/2020

The end Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý theo dõi 12/5/2020 24