BI GiNG K THUT CU tip theo Tit

BÀI GiẢNG: KỸ THUẬT ĐÁ CẦU (tiếp theo)

Tiết 51 -52: - Giới thiệu một số điểm luật đá cầu (khối 11). - Một số bài tập rèn luyện tư duy phán đoán, phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo và phát triển sức khoẻ. I/ MỤC TIÊU: KIẾN THỨC – KỸ NĂNG ĐÁ CẦU 1/ KIẾN THỨC: - Biết được một số điểm luật để vận dụng vào trong tập luyện và thi đấu. - Biết được một số bài tập để rèn luyện phát triển sức khoẻ. 2/ KỸ NĂNG ĐÁ CẦU: Trong điều kiện sân bãi tập luyện và thời gian cho phép, học sinh thực hiện được một số bài tập để rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo nói riêng và phát triển sức khoẻ nói chung để phục vụ trong cuộc sống.

II/ NỘI DUNG CƠ BẢN: 1/ Giới thiệu một số điểm luật đá cầu khối 11. a/ Thời gian cho cuộc thi: - Thời gian khởi động chuyên môn 3 phút. - Thời gian nghỉ trước khi vào hiệp thứ 2 là 2 phút. - Thời gian nghỉ trước khi vào hiệp thứ 3 là 5 phút. - Thời gian nghỉ giữa 2 trận đấu là 15 phút. - Trọng tài là người quyết định về bất kỳ một sự tạm dừng thi đấu. - Quyết định dừng trận đấu hoặc cả cuộc thi vì những lí do cấp thiết đều do Ban tổ chức. - Nếu xảy ra tình huống vì những lí do khách quan phải dừng trận đấu thì: + Nếu chưa được phép của trọng tài, các VĐV không được ra khỏi sân.

+ Nếu khắc phục được sự cố trong vòng 6 giờ kể từ khi tạm dừng thì trận đấu tiếp tục với kết quả đã có. + Nếu sau 6 giờ mới khắc phục sự cố được thì huỷ bỏ kết quả trận đấu đã có để thi đấu lại. b/ Tính điểm: - Phát cầu hỏng, đối phương được tính điểm thắng. - Đỡ, đá cầu hỏng đối phương được tính điểm thắng. - Trong thi đấu (đơn, đôi, đồng đội), bên nào dẫn điểm trước 21 điểm thì sẽ thắng hiệp đấu đó. - Khi điểm số 2 bên (20 -20) thì sẽ đấu thể thức phát cầu luân phiên. - Vị trí phát cầu không thay đổi ở phía sau ô số 1 của mỗi bên với thi đấu đơn và đôi. - VVĐV luân phiên phát cầu cho đến khi bên nào dẫn trước với tỉ số chênh lệch 2 điểm thì thắng hiệp đó.

2/ Một số bài tập rèn luyện tư duy phán đoán, phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo và phát triển sức khoẻ. - Mô phỏng động tác tâng “giật” cầu (không cầu). - Tâng “giật” cầu tại chỗ (treo quả cầu cách mặt đất 20 -30 cm). - Tung cầu rồi thực hiên động tác như trên (không treo cầu). - Tâng “giật” cầu di chuyển 5 m. - Mô phỏng động tác tâng “búng” cầu (không cầu). - Tâng “búng” cầu tại chỗ (treo quả cầu cách mặt đất 20 -30 cm). - Tung cầu rồi thực hiên động tác như trên (không treo cầu). - Tâng “búng” cầu di chuyển 5 m. - Nhảy dây liên tục 5 phút x 3 lần. 3/ Nguyên tắc tập luyện: (Vận dụng điều kiện nơi ở để tập luyện). - Luyện tập thường xuyên và liên tục (tận dụng thời gian rảnh). - Tập động tác không cầu đến có cầu. - Tập thời gian ngắn đến thời gian dài. - Khối lượng vận động (số lần tập) cũng thay đổi.

4/ Một số câu hỏi hiểu, biết về kỹ thuật đá cầu: 1/ Tập luyện đá cầu có tác dụng gì? 2/ Muốn tâng cầu liên tục thì người tâng cầu phải như thế nào? 3/ Muốn chuyền cầu đi chính xác thì vị trí tiếp xúc cầu phải như thế nào? 4/ Kỹ thuật di chuyển bước lướt thường sử dụng trong trường hợp nào? 5/ Kỹ thuật “giật” cầu thường sử dụng trong trường hợp nào? 6/ Phân biệt giữa kỹ thuật tâng “búng” cầu và tâng “giật” cầu. Lưu ý: Các em trả lời câu hỏi trên cho giáo viên đang dạy lớp trên zalo vào 16 h ngày 29/4 CHÚC CÁC EM SỨC KHOẺ - HỌC TỐT HẾT
- Slides: 6