Bi 2 X L TN THNG PHN MM

Bài 2 XỬ LÝ TỔN THƯƠNG PHẦN MỀM Giảng viên:

Khái niệm về tổn thương phần mềm • Khái niệm: Tổn thương phần mềm là tổn thương phần da, cơ, dây chằng gây đụng giập hoặc rách da, chảy máu. Thường xuất hiện sau tiếp xúc hoặc tác động lực va đập mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tại vùng bị tổn thương, như bị ngã, trượt gây va đập hoặc đánh nhau, va chạm xe…Tổn thương phần mềm rách da làm đứt mạch máu gây chảy máu, mất máu có thể làm cho tình trạng nạn nhân nặng, nguy hiểm tính mạng. • Có hai loại tổn thương phần mềm: − Tổn thương phần mềm nông − Tổn thương phần mềm rộng, sâu

Nguyên nhân thường gặp • Va đập mạnh gây đụng dập hoặc rách da • Vật sắc nhọn gây rách da • Ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, xung đột hoặc bom mìn. . .

Chấn thương phần mềm • Khái niệm: là những tổn thương đụng giập phần mềm, giãn dây chằng mà không có rách da. v Các dấu hiệu nhận biết : ü Không rách da ü Đau ü Sưng, bầm tím hoặc đỏ ü Hạn chế cử động v Nguyên tắc xử trí ban đầu : ü Chườm lạnh tại vị trí tổn thương càng sớm càng tốt. ü Băng cố định bằng băng chun ü Hạn chế vận động, cử động cùng bị tổn thương. ü Kê cao vùng bị tổn thương. ü Không xoa nặn, bóp tổn thương.

Vết thương phần mềm chảy máu • Khái niệm: Do vết đứt, cắt gây thủng, rách da, cơ làm tổn thương đến mạch máu gây chảy máu. Khi mất máu quá nhiều, khoảng 1/3 thể tích máu, sẽ dẫn đến tình trạng sốc, nếu không can thiệp kịp thời sẽ tử vong. • Phân loại: − Chảy máu trong − Chảy máu ngoài

Các dấu hiệu nhận biết • • Chảy máu ngoài: ü Rách da, chảy máu ü Đau, sưng nề, bầm tím tại vùng bị tổn thương. ü Có thể có dị vật tại vết thương. Chảy máu trong: ü Thể trạng mệt mỏi, xanh xao và các dấu hiệu của sốc ü Bụng cứng và sưng hoặc phồng lên ü Có thể đau bụng dữ dội hoặc đau vùng tương ứng. ü Có thể có nôn ra máu ü Da tái, lạnh, mạch yếu, nhanh. ü Có thể có các vùng thâm tím, tụ máu ü Khát nước, môi khô ü Tinh thần có thể hoảng loạn, bồn chồn, có thể lú lẫn hoặc hôn mê ü Có thể có máu rỉ ra từ các hốc tự nhiên của cơ thể : qua miệng, mũi hoặc tai.

Nguyên tắc xử trí chảy máu • Đối với chảy máu ngoài: ü Đi găng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu. Nếu không có găng tay, cần dùng vải, gạc, quần áo sạch hoặc túi ni lông để cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp khi sơ cứu. ü Làm sạch vết thương (nếu quá bẩn) ü Cầm máu tại chỗ càng nhanh càng tốt để hạn chế lượng máu bị mất. ü Theo dõi nạn nhân và chuyển đến cơ sở y tế sau khi cầm máu. • Đối với chảy máu trong: ü Xác định nguyên nhân, hoàn cảnh bị thương nghi ngờ bị chảy máu trong ü Phát hiện các dấu hiệu bất thường toàn thân ü Chống sốc cho nạn nhân và chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế càng nhanh càng tốt.

Băng bó vết thương phần mềm • Mục đích: ü Bảo vệ và giữ sạch vết thương, tránh ô nhiễm từ bên ngoài, tránh cọ sát, va chạm, hạn chế đau đớn cho nạn nhân. ü Cầm máu vết thương • Nguyên tắc: ü Băng kín và không bỏ sót vết thương ü Băng đủ chặt ü Không làm ô nhiễm vết thương do những sai sót kỹ thuật ü Băng sớm

Băng bó vết thương phần mềm • Những điểm cần lưu ý: ü Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái và thuận tiện cho việc băng bó vết thương ü Nên thao tác ở phía trước hoặc bên cạnh nạn nhân ü Không bôi thuốc, cồn trực tiếp vào vết thương hở, chảy máu ü Trước khi băng nên phủ gạc vô trùng hoặc gạc sạch. ü Các nút buộc cố định không đè lên vết thương. ü Sau khi băng phải kiểm tra lưu thông máu 10 phút/ lần. • Nguy cơ ü Đau, sưng nề làm hạn chế vận động gây khó khăn trong sinh hoạt, có nguy cơ dẫn đến cứng khớp nếu kéo dài. ü Chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng, dẫn đến tử vong. ü Có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân.

Các bước kỹ thuật sơ cứu Các bước sơ cứu tổn thương phần mềm và vết thương chảy máu theo từng trường hợp cụ thể sau: 1. Sơ cứu chấn thương phần mềm có bầm tím tụ máu: ü Để nạn nhân ở tư thế thoải mái. ü Chườm lạnh, băng cố định vùng tổn thương ü Nghỉ ngơi, nâng cao chi tổn thương. ü Hạn chế cử động mạnh.

Các bước kỹ thuật sơ cứu 2. Sơ cứu vết thương phần mềm rách da Không được làm: ü Xoa dầu, cao. ü Bôi cồn trực tiếp vào vết thương (gây sót, bỏng). ü Rắc thuốc bột kháng sinh vào vết thương. ü Rửa vết thương bằng nước sạch (nước muối ấm sạch) nếu có bùn, đất, cát bám dính trên vết thương. Nếu vết thương sâu, bẩn thì rửa bằng Ôxy già ü Cách rửa vết thương: Rửa theo chiều xoắn ốc từ trong vết thương ra ngoài ü Có thể dùng dung dịch Betadine để sát trùng xung quanh vết thương. ü Đặt gạc phủ kín vết thương và băng lại. ü Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.

Các bước kỹ thuật sơ cứu 3. Bong gân, tổn thương dây chằng: • Cần làm: ü < 6 giờ: Chườm mát, bất động chi ü > 6 giờ: Ngâm nước muối ấm, băng chun cố định. Dùng thuốc giảm đau, chống phù nề ü Hạn chế vận động đi lại • Không được làm: ü Xoa bóp dầu ü Bôi dầu, đắp lá láng hơ nóng ü Tự nắn chỉnh hoặc đi khám ông lang

Các bước kỹ thuật sơ cứu 4. Sơ cấp cứu cơ bản cho nạn nhân chảy máu ngoài, mất máu nhiều. ü Yêu cầu nạn nhân tự ép chặt tay vào vết thương để cầm máu. ü Giúp nạn nhân nằm xuống, đầu thấp, chân kê cao. ü Phủ vết thương bằng vải sạch ü Đặt miếng vải sạch lên và ép chặt vào vết thương. Băng chặt đủ để cầm máu nhưng không được chặt quá làm ảnh hưởng tới sự tuần hoàn. ü Nếu nạn nhân kêu lạnh, rét cần ủ ấm, nhưng không để nóng quá. ü Sơ cứu tâm lý bằng cách nói với nạn nhân điều gì đang xảy ra và an ủi họ.

Các bước kỹ thuật sơ cứu ü Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, thực hiện các bước sơ cứu hỗ trợ sự sống cơ bản: – Nếu nạn nhân bất tỉnh, còn thở , thì đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn. – Nếu nạn nhân bất tỉnh ngừng thở: Tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực: 2 lần thổi ngạt – 30 lần ép tim (Thực hành kỹ năng)

Các bước kỹ thuật sơ cứu ü Đánh giá sau khi sơ cứu: – Kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, ép vết thương chặt hơn và băng ép tiếp ra ngoài, nhưng không được bỏ miếng băng trước đó. – Tiếp tục theo dõi vết thương cho đến khi có sự trợ giúp của y tế hoặc hỗ trợ chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. ü Rửa tay với xà phòng và nước sau khi sơ cứu.

Các bước kỹ thuật sơ cứu • Sơ cứu vết thương phần mềm có dị vật: ü Không được rút dị vật. ü Chèn gạc/vải sạch quanh dị vật và băng cố định. ü Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng. ü Theo dõi và xử lý choáng. ü Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế.

Các bước kỹ thuật sơ cứu 6. Các kỹ thuật băng: Nguyên tắc băng: ü Phủ gạc, vải sạch và băng kín vết thương. ü Không băng quá chặt gây nguy cơ tắc tuần hoàn hoặc quá lỏng. ü Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.

Các bước kỹ thuật sơ cứu • Các loại băng thường dùng: ü Băng cuộn vải, băng chun (băng thun) ü Băng tam giác ü Băng 4 dải ü Băng dính

Các bước kỹ thuật sơ cứu • Cách sử dụng băng: Cách băng: ü Cố định (neo) băng bằng cách gấp mép băng và quấn 2 vòng chông lên nhau. ü Vòng băng sau chồng lên 2/3 vòng băng trước ü Băng từ phần cơ thể nhỏ đến phần cơ thể to hơn ü Khóa 2 vòng sau khi băng kín vết thương.

Các bước kỹ thuật sơ cứu 7. Các kiểu băng : 5 kiểu băng cơ bản

Các bước kỹ thuật sơ cứu

Các bước kỹ thuật sơ cứu

Các bước kỹ thuật sơ cứu Băng tam giác

Bảng kiểm đánh giá kỹ thuật sơ cứu Bảng kiểm cho phần sơ cấp cứu nạn nhân bị chảy máu ngoài
- Slides: 24